FAST FASHION LÀ GÌ? ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI TRANG RA SAO?

     "Fast fashion" là cụm từ được nhắc đến và tranh cãi nhiều trong những năm trờ lại đây. Nó có thực sự "xấu" như chúng ta nghĩ không ?  Hay có đáng để chúng ta lên tiếng không?Hôm nay,TK sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật về "Fast fashion" và những lùm xùm của nó.

1. "FAST FASHION" là gì ?


      Đúng với cái tên của nó, "Fast fashion"  còn được gọi là "thời trang nhanh" nhưng hiểu một cách trau truốt hơn thì nó có nghĩa là dòng thời trang phân khúc nhanh - giá rẻ. "Fast fashion" sẽ cung cấp cho người mua những bộ đồ với xu hướng mới nhất nhưng sẽ chỉ trả một mức giá phải chăng

Các hãng Fast-fashion phổ biến
Những hãng Fast fashion đình đám hiện nay
(Nguồn: TK)

2. Lịch sử của "FAST FASHION".


     Vào những năm 1960 và 1970, thế hệ trẻ đã tạo nên những làn sóng mạnh mẽ tác động đến thời trang và ưa sử dụng những bộ đồ được sản xuất với giá rẻ nhằm thể hiện hình thức cá nhân. Từ đó, các hãng thời trang cố gắng tìm cách đáp ứng các nhu cầu về giá cả của khách hàng nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa thời trang High-endHigh street
.
Cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, cụm từ "Fast fashion"  bắt đầu được biết đến, không chỉ thế, nó đã trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ ở Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu,... và được nhiều người nhiệt liệt hưởng ứng. "Fast fashion" dần dần vượt qua các hãng thời trang hàng đầu.

Thời trang những năm 1960
Thời trang những năm 1960
(Nguồn: SO VINGTAGE PATTERNS)

3. Tính hấp tấp của "FAST FASHION".


     Công nghệ đang thay đổi rất nhanh, thời trang cũng vậy nhưng nó nhanh hơn rất nhiều. Theo Masoud Golsorkhi: "Khi bạn ghé Gucci hay Chanel vào tháng 10, bạn biết rõ rằng những sản phẩm đó vẫn ở trong cửa hàng đến tận tháng 2. Nhưng ở Zara,H&M hay các nhãn hàng phổ thông khác, bạn phải hiểu rằng nếu bạn không mua nó ngay và luôn, thì trong vòng 11 ngày toàn bộ sản phẩm sẽ bị thay bằng mặt hàng khác. Bạn đứng giữa lựa chọn mua nó bây giờ hoặc không bao giờ mua được nó nữa. Và bởi vì giá thành quá rẻ, bạn gần như sẽ bỏ tiền ra để sở hữu chúng lập tức.Đó là chiến thuật hầu hết của các cửa hàng "Fast fashion".

Các chuỗi hàng "thời trang nhanh" đúng với tính hấp tấp của nó, nó thay đổi theo trends một cách chóng mặt, nó lấy ý tưởng từ các sàn catwalk hay những thiết kế của người nổi tiếng rồi sau đó thêm bớt một vài chi tiết và "Fast fashion"  chỉ cần khoảng 3 tuần để đi từ bản phác thảo đến phần thi công và rồi giới thiệu thành phẩm đến với công chúng.

Fashion Copycats — Christopher Kane x Zara Looks like Zara had the...
Chiếc túi của Christopher Kane(trái) và Zara(phải)
(Nguồn: FASHION COPYCATS)

Chloe x H&M Oh blue and green stripes and big blue flowers ! Chloe spring 2015 (left)
Chiếc áo của Chloé(trái) và H&m(phải)
(Nguồn: FASHION COPYCATS)

Bởi tính "ăn liền"  của "thời trang nhanh"  nên những bộ đồ bạn mới mua được ở các cửa hàng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời, vì vậy theo tâm lý của hầu hết mọi người, chúng ta sẽ chỉ mặc những bộ đồ đó vài lần rồi lại bị cuốn hút theo trends mới, mua thêm những bộ đồ hot rồi lại cảm thấy "obsolete", cứ thế, chúng ta bị rơi vào vòng vây không lối thoát. Lúc này, bạn mới nhận ra mình đang bị "Fast fashion"  dắt mũivắt kiệt từng đồng một. Và những bộ đồ bạn mua chỉ được sử dụng vài lần, sau đó bị vứt đi (do đã lỗi mốt).

Taylor Swift leaving gym wearing forever 21 tee.
Talor Swift diện trên mình chiếc áo của Forever 21
(Nguồn: SPLASH)

Zara Sydney Store Opening : News Photo
Ngày khai trương cửa hàng Zara đầu tiên ở Sydney, Úc
(Nguồn: GETTY)

People wait to enter the Uniqlo giant fl : News Photo
Khung cảnh nhộn nhịp của Uniqlo ở Paris, Pháp
(Nguồn: GETTY)

Kylie Minogue Attends H&M Store Opening In Shanghai : News Photo
Mọi người xếp hàng để mua đồ H&M ở Shanghai, Trung Quốc
(Nguồn: GETTY)

4. Tại sao nhiều người lại ưa chuộng "FAST FASHION" ?


      Bởi đặc tính "nhanh - giá rẻ" của nó, hiện nay, nhiều người không có khả năng về tài chính nhưng họ có nhu cầu về vẻ đẹp (đặc biệt là người trung lưu), họ không thể bỏ ra một số tiền lên đến hàng ngàn dollar($) để mua 1 chiếc áo hay 1 cái quần được. Họ tìm đến các cửa hàng thời trang có thể đáp ứng nhu cầu của họ, trước hết là về kinh tế, sau đó là hợp thời, hợp gu với họ và sự lựa chọn không thể tốt hơn là các "Fast fashion Brands". Không chỉ thế, "Fast fashion" còn được các celebrities "quảng bá" nên nó càng hot hơn nữa.

Cứ thế, sau một thời gian, cụm từ "Fast fahsion"  được nhiều người biết đến và ủng hộ. Họ xem nó như một sự đầu tư hoàn hảo, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa được nhiều người biết, vừa hợp trends,...

5. Lợi ích của "THỜI TRANG ĂN LIỀN".


     Như đã nhắc ở trên, "thời trang nhanh"  thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của khách hàng nhưng chỉ cần trả một mức giá phải chăng để họ có thể "hưởng ứng" theo hầu như ngay lập tức sau khi họ thấy những trang phục xuất hiện trên các tạp chí, trang mạng xã hội hay được các người nổi tiếng mặc,...

6. Mặt trái của "FAST FASHION".


a) "Fast fashion" gây ô nhiễm môi trường ?


     Bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí, hợp trends thì "thời trang nhanh"  cũng có những điểm tối của nó. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm để chạy theo phong trào đồng nghĩa với việc nó cũng phải thải ra một lượng khí thảichất độc hại không hề nhỏ ra môi trường.

Chất độc của quần áo làm con sông trở nên ô nhiễm nghiêm trọng
Chất độc của quần áo làm con sông trở nên ô nhiễm nghiêm trọng
(Nguồn: SMART WATER MAGAZINE)

Quần áo được sản xuất với công suất 400% so với 20 năm trước, nhưng chúng ta chỉ mặc từ 30 - 40% mỗi bộ có trong tủ. Việc "Fast fashion"  sản xuất ồ ạt các loại quần áo dẫn đến người mua cũng bị tác động bởi tính "hấp tấp", thời trang có trend mới, mọi người kéo nhau đi hưởng ứng. Do đó, môi trường ngày càng bị đe dọa.

Sự choáng ngộp quần áo bởi tính theo trends của công chúng
Sự choáng ngộp quần áo bởi tính "theo trends" của công chúng
(Nguồn: GIVE ME 5)

b) Sự tác động của "Thời trang nhanh" đến sức khỏe, tính mạng con người.


     Song với đó, các công nhân làm trong các nhà máy dệt, may phải làm việc một cách cực lực với mức lương thấp, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe bởi các hóa chất có trong quần áo, không được hưởng các quyền căn bản của con người, không được bảo toàn về sức khỏetính mạng,...

Bangladesh: Seven years on from Rana Plaza factory collapse ...
Vụ sập xưởng may ở Bangladesh vào năm 2013
(Nguồn: BUSINESS AND HUMAN RIGHTS)

Trẻ em cũng là đối tượng bị bốc lột sức lao động trong sản xuất thời trang. Đặc biệt là những quốc gia khó khăn, bị tác động bởi chiến tranh,...

Child labor issues in fashion industries in Bangladesh – DG living ...
Một cậu bé đang làm việc ở xưởng, Bangladesh
(Nguồn: DG LIVING BLOG)

Tajikistan: Cotton Harvest Relies Heavily on Child Labor | Eurasianet
Một cậu bé đang thu hoạch cotton, Tajikistan
(Nguồn: EURAISANET)

Hậu quả của fast fashion

Hậu quả của fast fashion

Hậu quả của fast fashion

Fast fashion isn't free. Someone, somewhere is paying
LUCY SIEGLE

7. Chất lượng của "THỜI TRANG NHANH" ra sao ?


     Do nó phải chạy theo phong trào, xu hướng của các hãng thời trang hàng đầu tạo ra nên phần chất liệu, thi công, thiết kế không được kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Muốn tạo ra một sản phẩm, một hãng High-end phải bỏ ra nhiều tháng, thậm chí cả năm để chọn chất liệu, thiết kế và thi công sao cho perfect nhất. Nhưng các "Fast fashion" phải chạy nhanh các phần chất liệu, thi công, thiết kế để có thể bám được các trends hot đang thịnh thành (nếu không sẽ bị nguội). Dẫn đến phần chất lượng của nó chỉ bằng 1/10 các hãng High-end (Tiền nào của nấy).

8. "FAST FASHION" có nên ủng hộ ?


      Những vấn đề xung quanh "thời trang nhanh" TK đã nêu ở trên. Vậy theo quan điểm của bạn "Fast fashion" có nên được ủng hộ hay không ?

Nếu bạn nói không do nó lấy cắp ý tưởng của các brands khác, thì xin bạn xem xét lại. Bởi vì có nhiều người thực sự không đủ khả năng để chi một số tiền lớn vào một bộ đồ được nhưng họ cũng cần có nhu cầu về thẩm mĩ, vẻ đẹptheo trends nên không thể quy lỗi về phía "thời trang nhanh" được. Còn về phần chất lượng thì cũng không thể trách được vì với mức giá "rẻ" như vậy mà bạn muốn chất lượng phải tốt thì thực sự hơi khó. Nhưng về phía tác động đến môi trường thì "Fast fashion" xứng đáng có lỗi và đáng bị lên án (đúng là quá "nhanh" thì cũng quá nguy hiểm).

Đối với TK, "Fast fashion" nên được ủng hộ và phát triền nhưng chỉ ở mức vừa phải, các "Fast fashion Brands" nên hạn chế các chất thải ra ngoài môi trường, sử dụng chất liệu tốtthân thiện với môi trường. Về phía chúng ta, các khách hàng, những "HYPEBEAST" nên biết suy nghĩ trong mua sắm, chỉ mua khi thực sự cần. Thay vì mua những món đồ hot, được nhiều người săn đón thì hãy mua những thứ bạn thực sự thích và có thể mặc nó được lâu.

Chúng ta phải hiểu rằng thời trang giống như một sản phẩm chức năng hơn là sản phẩm để giải trí, và sẵn sàng để có thể trả một cái giá cao hơn vì môi trường.

Hy vọng những thông tin TK vừa cung cấp trên sẽ giúp ích cho các bạn. Thân ái!

ENDY

Comments

  1. Blackt-Shirt | Shop Selling High Quality Designer Tee Shirts, Hoodie And SweatShirt
    https://bit.ly/3txW8vp

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn Glowtk đã chia sẻ bài viết rất hay và thú vị, ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về ngành thời trang nhanh được hình thành như thế nào qua bài đọc tại đây nhé!

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts